Sự phát triển của công nghệ blockchain và hệ sinh thái của nó tạo ra cơ hội phát triển nghề nghiệp cực hot cho các lập trình viên theo đuổi lĩnh vực này. Vậy Blockchain là gì?
Blockchain là gì?
Blockchain là gì? Đây là công nghệ chuỗi – khối cho phép chúng ta truyền tải và lưu trữ thông tin một cách an toàn, nhanh chóng trên hệ thống mã hóa phức tạp. Có thể hiểu đơn giản, Blockchain có chức năng tương tự như cuốn sổ cái kế toán của các doanh nghiệp.
Blockchain là một công nghệ mới giúp cải thiện những mặt hạn chế của việc lưu trữ và trao đổi thông tin truyền thống. Chính vì lý do này, blockchain ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế – xã hội: tài chính, giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp, lĩnh vực giải trí, y tế.
Những ưu điểm nổi bật của công nghệ Blockchain
- Tính bảo mật cao: Một khi dữ liệu được cập nhật vào hệ thống thì rất khó giả mạo và chỉnh sửa, vì những thông tin này sẽ được chia sẻ và xác nhận bởi hàng triệu máy tính trong mạng lưới.
- Dữ liệu không bị mất: Trong mạng lưới blockchain, nếu một máy tính bị sập thì dữ liệu trên đó hoàn toàn không bị mất vì các máy tính khác trong hệ thống đó đã sở hữu bản sao cuốn sổ cái.
- Giao dịch xuyên biên giới: Công nghệ blockchain giúp hạn chế sự tham gia của con người vào quá trình xử lý, điều này tạo điều kiện cho các giao dịch xuyên biên giới mà không bị ảnh hưởng bởi múi giờ và không cần sự can thiệp của bên trung gian.
- Đảm bảo sự minh bạch: Không ai có thể giả mạo trên mạng lưới blockchain nhờ sự minh bạch và khả năng kiểm toán của công nghệ này. Vì vậy, ưu điểm này được rất nhiều tổ chức tận dụng để chống rửa tiền.
- Tiết kiệm chi phí: Đây cũng là một trong những ưu điểm dễ nhận thấy nhất khi ứng dụng công nghệ blockchain vào thực tiễn. Nó sẽ cắt giảm được các quy trình xác minh không cần thiết, giảm thiểu các lỗi và giảm tải việc lưu trữ bằng giấy truyền thống.
- Giảm thiểu sự chậm trễ khi xử lý giao dịch: Hệ thống ngân hàng truyền thống thường mất rất nhiều ngày để có thể xử lý được các dữ liệu. Điều này dẫn đến lý do vì sao các ngân hàng cần phải thường xuyên cập nhật lại hệ thống của mình. Tuy nhiên, Blockchain hoàn toàn có thể xử lý được vấn đề này bởi vì chúng xử lý dữ liệu với một tốc độ rất nhanh. Ưu điểm này giúp các ngân hàng tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiền bạc và mang lại sự tiện lợi cho các khách hàng của mình.
Blockchain là gì? Thị trường tiềm năng của blockchain trong năm 2023
Công nghệ blockchain xuất hiện trong những năm gần đây đã mang đến nhiều cơ hội mới, những giải pháp mới về quản lý dữ liệu và bảo đảm an toàn giao dịch cho nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng của tiền điện tử trong năm 2022 bắt đầu từ cú sụp đổ của hệ sinh thái Terra Luna và FTX, đã khiến mọi người đặt ra câu hỏi về tương lai của blockchain khi công nghệ này ở thời điểm hiện tại vẫn được biết đến là gắn liền với thị trường tiền mã hóa.
Mặc dù vậy, blockchain vẫn là một công nghệ đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề. Chẳng hạn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, việc chuyển tiền xuyên quốc gia phải thông qua Hiệp hội truyền thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT). Nhưng SWIFT chỉ tập trung xử lý các lệnh thanh toán, còn tiền thực tế được chuyển qua hệ thống trung gian, điều này làm tăng chi phí bổ sung và tăng thời gian làm việc từ 2-4 ngày. Nếu ứng dụng công nghệ blockchain, các giao dịch chuyển tiền có thể được thực hiện trực tiếp và theo dõi một cách công khai, minh bạch mà không phải dựa vào SWIFT hoặc bất cứ bên trung gian nào khác.
Hay trong truy xuất nguồn gốc, công nghệ blockchain đang được ứng dụng rộng rãi để mã hóa thông tin về sản phẩm. Người dùng có thể dễ dàng sử dụng số seri đã được mã hóa để tra cứu các thông tin về sản phẩm.
Tuy 2022 là năm được xem là thách thức trong lĩnh vực blockchain, giới chuyên gia cho rằng, nếu các công ty áp dụng Web3 có thể giúp kết thúc “mùa đông tiền số” sớm hơn và tương lai của công nghệ khối chuỗi này sẽ rất tươi sáng do nó có nhiều tiềm năng thay đổi nhiều ngành nghề công nghiệp với các giao dịch minh bạch và an toàn.
Đầu tiên là AI (trí tuệ nhân tạo) với sự ra đời của ChatGPT, hai yếu tố này được dự đoán nếu kết hợp hài hòa với nhau sẽ tạo ra nhiều bất ngờ. AI sử dụng công nghệ máy học để thúc đẩy hiệu suất, hiệu quả và độ chính xác của dữ liệu còn blockchain tìm kiếm sức mạnh và năng lượng để vận hành một mạng máy tính.
Thứ hai là Defi 2.0 là thuật ngữ dùng để chỉ nền tài chính phi tập trung. Đây là sự phát triển mới của Defi với nhiều cải tiến hơn cũng nhiều ứng dụng hơn, nó giúp mọi người có thể tiếp cận, truy cập và sử dụng các ứng dụng tài chính ở bất cứ nơi đâu, bất cú khi nào mà không chịu bất kỳ sự chi phối nào từ cá nhân, tổ chức tập trung quyền lực.
Cuối cùng là staking, với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng này, nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ đã có thể tiếp cận được với những sản phẩm “staking” an toàn, có lãi suất tốt hơn ngân hàng và có khả năng tăng giá mạnh trong tương lai. Chính điều này sẽ tiếp tục thu hút dòng tiền của nhà đầu tư mới vào thị trường.
Blockchain Developer và cơ hội việc làm rộng mở
Blockchain Developer là gì? Phân loại blockchain developer
Blockchain developer – Lập trình viên blockchain là người chịu trách nhiệm phát triển và cải tiến các ứng dụng liên quan đến blockchain, nổi bật là dApps (Decentralized Applications), hợp đồng thông minh (smart contract), thiết kế kiến trúc và giao thức blockchain. Ngoài ra, họ cũng xử lý mô hình 3D, thiết kế 3D, phát triển nội dung 3D, chẳng hạn như trong phát triển game.
Có hai loại blockchain developers, bao gồm: nhà phát triển phần mềm blockchain và nhà phát triển blockchain cốt lõi. Cả hai đều tham gia vào phát triển blockchain nhưng có trách nhiệm khác nhau.
-
Nhà phát triển phần mềm Blockchain
Blockchain software developers hay nhà phát triển phần mềm blockchain có nhiệm vụ xây dựng các ứng dụng dựa trên kiến trúc và giao thức blockchain. Bạn có thể tượng tưởng họ là những nhà phát triển web hay những người sử dụng các sản phẩm của một kiến trúc sư web để phát triển các ứng dụng web.
Nhà phát triển phần mềm Blockchain sẽ tạo ra dApps hoặc các ứng dụng phi tập trung. Họ chịu trách nhiệm phát triển front – end cũng như back – end của dApps, đồng thời giám sát các stack chạy dApps.
-
Nhà phát triển Blockchain cốt lõi
Core Blockchain Developers hay các nhà phát triển blockchain cốt lõi sẽ tập trung vào sự phát triển kiến trúc của một hệ thống blockchain. Họ thiết kế giao thức đồng thuận và đưa ra hầu hết các quyết định quan trọng liên quan đến blockchain. Ngoài ra, những nhà phát triển này cũng giám sát mạng, thiết kế kiến trúc blockchain và chịu trách nhiệm về bảo mật của mạng blockchain.
Cơ hội nghề nghiệp của blockchain developers
Nhận thấy những lợi thế to lớn mà công nghệ Blockchain mang lại, nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ trên thế giới đã đổ vốn vào lĩnh vực Blockchain như một cơ hội đề hoàn thiện và tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài. Thực tế cho thấy, nhu cầu tuyển dụng chuyên gia blockchain ngày càng gia tăng.
Không nằm ngoài làn sóng công nghệ trong khu vực và toàn cầu, thị trường công nghệ blockchain tại Việt Nam diễn ra khá sôi động. Nó được ứng dụng rộng rãi vào các lĩnh vực chủ chốt như dịch vụ tài chính, chuỗi cung ứng và dịch vụ công cộng. Hơn thế nữa, nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng, kiểm toán hay bảo hiểm cũng đang lên kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ blockchain. Chính điều này đã thúc đẩy nhu cầu nhân sự của ngành tăng trưởng một cách mạnh mẽ. Đặc biệt, lập trình viên Blockchain còn có cơ hội việc làm hết sức đa dạng: từ các công ty công nghệ, công ty truyền thông đến các ngân hàng, tổ chức tài chính thậm chí là phòng nghiên cứu của các trường đại học.
Những kĩ năng cần có của lập trình viên Blockchain
Nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên blockchain nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, bạn có thể tham khảo một số bước sau đây:
-
Trang bị nền tảng kiến thức vững vàng về khoa học máy tính
Kiến thức nền tảng là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với mọi lập trình viên. Dù bạn có phải lập trình viên hay không thì bước đầu tiên bạn cũng nên học những kiến thức này. Nền tảng cơ bản sẽ gồm kiến thức về khoa học máy tính, công nghệ thông tin và toán học. Sẽ có lợi hơn nếu bạn có bằng cấp về những lĩnh vực này. Nếu mới chuyển ngành, hãy tìm các chứng chỉ để bổ sung thêm vào hồ sơ cá nhân của mình.
-
Thành thạo kỹ năng công nghệ
Kiến thức cho bạn tư duy còn kỹ năng sẽ giúp bạn làm được việc. Vậy nên trước trở thành một lập trình viên thì bạn cần phải thành thạo những kỹ năng công nghệ cơ bản nhất. Một nhà lập trình blockchain cần học và biết những điều sau:
Ngôn ngữ lập trình: Các ngôn ngữ cơ bản cần phải biết như C ++, Java, Python, JavaScript và C#.
Cấu trúc dữ liệu
Cơ sở dữ liệu và mạng
Mật mã học
-
Hiểu khái niệm Blockchain
Sau khi đã tìm hiểu về những điều cần học để trở thành một lập trình viên. Bước tiếp theo bạn sẽ tiếp cận với Blockchain và vị trí lập trình viên blockchain. Để tiếp cận ngành, hiểu được các khái niệm, lý thuyết là điều cơ bản nhất. Hiểu được khái niệm không chỉ giúp bạn hiểu công việc của mình, mà đó còn là bước đệm để bạn nghiên cứu sâu hơn về công nghệ mới này. Thực tế, Blockchain vẫn là một ngành mới và có nhiều thuật ngữ lạ lẫm vì vậy việc tìm hiểu kĩ những lí thuyết của lĩnh vực này sẽ giúp bạn xây dựng cho mình một nền tảng kiến thức vững vàng.
-
Tìm hiểu về Cryptonomics
Cryptonomics là sự kết hợp giữa kinh tế học và mật mã. Trong công nghệ blockchain, dữ liệu được bảo mật bằng mật mã với sự trợ giúp của nhiều giao thức bảo mật khác nhau. Chẳng hạn như RSA và các hàm băm. Để hiểu được tiền điện tử như Bitcoin và Ether đòi hỏi kiến thức về cả mật mã và kinh tế.
-
Xây dựng kiến thức về Ethereum và DApps
Ethereum là một trong những công nghệ mới nhất, được xây dựng và phân cấp dựa trên các khái niệm cơ bản của công nghệ blockchain. Nó là một công nghệ mã nguồn mở được sử dụng bởi nhiều chuyên gia trong ngành. Nó cho phép các nhà phát triển chuỗi khối Ethereum tạo ra một giao thức giao dịch đặc biệt được gọi là Hợp đồng thông minh và các ứng dụng khác được gọi là Ứng dụng phi tập trung (DApps).
-
Tìm hiểu về hợp đồng thông minh và Solidity
Công nghệ Blockchain cho phép các nhà phát triển chuỗi khối Ethereum viết mã và phát triển một loại giao thức giao dịch đặc biệt, được gọi là Hợp đồng thông minh. Mục tiêu của hợp đồng thông minh là đơn giản hóa quy trình giao dịch giữa các bên, hạn chế sự tham gia của bên thứ ba và cũng cắt giảm chi phí bổ sung liên quan đến nó. Solidity là một ngôn ngữ lập trình, được sử dụng để phát triển các hợp đồng thông minh và thực thi logic nghiệp vụ. Nó tương tự như OOP.
-
Tích lũy kinh nghiệm cá nhân
Thật khó để một lập trình viên mới có thể tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực khó như Blockchain. Tuy nhiên, không phải là không có cách. Sau khi blockchain developer đã củng cố những kiến thức nền tảng, cách tốt nhất để có thể mài giũa kỹ năng là ứng dụng ngay nó vào các dự án. Hãy bắt đầu bằng cách tự tạo nên các sản phẩm lập trình Blockchain của riêng mình. Mỗi một sản phẩm đều có thể là một kinh nghiệm, những sản phẩm đạt chuẩn hoàn toàn có thể đưa vào CV. Ngoài ra trên thị trường hiện nay cũng có nhiều nền tảng để lập trình viên tạo sản phẩm và giới thiệu đến mọi người. Nhiều nền tảng quốc tế còn cấp chứng chỉ, bạn có thể tham khảo trong các hội nhóm về IT, lập trình.
Ở bài viết trên đây, Twendee đã cung cấp cho bạn đọc một số thông tin khái quát về blockchain là gì? và các bước để trở thành một lập trình viên blockchain. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích được cho bạn trước khi bạn quyết định tham gia vào lĩnh vực mới này.
blockchainblockchain là gìcông nghệ blockchainlập trình viên blockchain
What do you think?