Trong thời đại công nghệ số dần làm chủ các hoạt động kinh tế, ứng dụng Loyalty cũng trở thành một yếu tố quan trọng không kém. Hãy cùng Twendee tìm hiểu về ứng dụng Loyalty trong bài viết này!
Loyalty là gì?
Loyalty (lòng trung thành) được hiểu là sự mô tả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, thông qua mức độ tương tác, sự hài lòng và sẵn sàng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp nhiều lần hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Ứng dụng Loyalty là một mobile app được doanh nghiệp sử dụng nhằm tăng độ trung thành của khách hàng. Có thể hiểu, đây là một ứng dụng chăm sóc khách hàng trên điện thoại thông minh.
Tính năng nổi trội của ứng dụng Loyalty
Với những tính năng vượt trội của mình, ứng dụng Loyalty có thể giúp doanh nghiệp xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh.
- Chương trình phần thưởng: ứng dụng Loyalty có chương trình phần thưởng khuyến khích khách hàng mua hàng lần sau. Điều này có thể bao gồm các hệ thống điểm, ưu đãi hoàn tiền hoặc giảm giá khi mua hàng.
- Cá nhân hóa: ứng dụng Loyalty phải được cá nhân hóa theo hành vi và sở thích của từng khách hàng. Bao gồm các chương trình khuyến mãi được cá nhân hóa , đề xuất và ưu đãi đặc biệt.
- Thông báo khuyến mãi: ứng dụng Loyalty nên có thông báo khuyến mãi để giữ khách hàng tương tác. Khách hàng sẽ được thông báo về các sản phẩm, voucher và phần thưởng mới.
- Tích hợp phương tiện truyền thông xã hội : ứng dụng Loyalty có thể tích hợp với các nền tảng truyền thông xã hội. Để cung cấp cho khách hàng trải nghiệm liền mạch trên nhiều kênh.
- Phân tích và báo cáo: ứng dụng Loyalty sẽ cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ phân tích và báo cáo. Để theo dõi hành vi của khách hàng, giám sát hiệu suất và xác định các lĩnh vực cần cải thiện.
- Chương trình giới thiệu: ứng dụng Loyalty có thể bao gồm các gói voucher thưởng cho khách hàng vì đã giới thiệu bạn bè và gia đình của họ.
- Cấp độ Loyalty App: ứng dụng Loyalty có thể phân loại khách hàng dựa trên huy hiệu hoặc cấp độ. Để làm cho chương trình phần thưởng trở nên hấp dẫn và thú vị hơn cho khách hàng.
Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng ứng dụng Loyalty
- Gia tăng lòng trung thành của khách hàng: ứng dụng Loyalty làm tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng, khuyến khích khách hàng quay lại lần sau bằng cách cung cấp phần thưởng và ưu đãi cho các lần mua hàng tiếp theo.
- Tăng cường tương tác với khách hàng: ứng dụng Loyalty cung cấp nền tảng để doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng. Ngoài ra, ứng dụng này cũng cung cấp các chương trình khuyến mãi được cá nhân hóa và nhận phản hồi sản phẩm và dịch vụ.
- Cải thiện việc thu thập dữ liệu: ứng dụng Loyalty có thể giúp doanh nghiệp thu thập dữ liệu có giá trị về hành vi và sở thích của khách hàng. Dữ liệu này có thể cung cấp thông tin cho các chiến lược tiếp thị và bán hàng.
- Tăng doanh số bán hàng: bằng cách cung cấp phần thưởng và ưu đãi thông qua ứng dụng Loyalty, doanh nghiệp có thể thúc đẩy khách hàng mua hàng và chi tiêu nhiều tiền hơn.
- Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường và giúp doanh nghiệp nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
- Giảm thiểu chi phí quảng cáo không hiệu quả
- Gia tăng doanh thu từ khách hàng cũ, giới thiệu thêm khách hàng mới, tăng vòng đời của khách hàng
Tiêu chí lựa chọn ứng dụng Loyalty
Để lựa chọn được một ứng dụng Loyalty phù hợp, doanh nghiệp cần xem xét một số tiêu chí dưới đây:
- Tùy chọn tùy chỉnh : Hãy tìm một ứng dụng Loyalty có thể tùy chỉnh theo nhu cầu và thương hiệu của doanh nghiệp. Điều này có thể bao gồm khả năng tạo khuyến mãi, phần thưởng và nhắn tin được cá nhân hóa.
- Trải nghiệm người dùng: ứng dụng Loyalty phải thân thiện với người dùng và dễ điều hướng cho cả khách hàng và nhân viên. Nó cũng cần có sẵn trên nhiều nền tảng, chẳng hạn như thiết bị iOS và Android.
- Tích hợp với các phần mềm khác: ứng dụng Loyalty phải tích hợp với các phần mềm khác mà doanh nghiệp của bạn sử dụng. Chẳng hạn như phần mềm bán hàng, phần mềm quản lý hệ thống phân phối (DMS) và hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM).
- Phân tích và báo cáo: ứng dụng Loyalty sẽ cung cấp các công cụ báo cáo và phân tích mạnh mẽ. Để giúp doanh nghiệp theo dõi hiệu suất hoạt động, hành vi của khách hàng và các chỉ số quan trọng khác.
- Bảo mật và tuân thủ: ứng dụng Loyalty phải được bảo mật và tuân thủ các quy định bảo mật và quyền riêng tư dữ liệu có liên quan như GDPR hoặc CCPA .
- Hỗ trợ khách hàng : Hãy tìm nhà cung cấp ứng dụng Loyalty cung cấp hỗ trợ khách hàng mạnh mẽ. Bao gồm hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ thiết lập và quản lý phần mềm.
- Chi phí: Xem xét chi phí của ứng dụng Loyalty, bao gồm mọi khoản phí thiết lập , phí đăng ký hàng tháng và phí giao dịch. Đảm bảo rằng chi phí hợp lý và phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp.
Những lĩnh vực kinh doanh cần sử dụng ứng dụng Loyalty
Ngành hàng mỹ phẩm
Mỹ phẩm là ngành công nghiệp ngày càng phát triển vượt bậc khi phụ nữ ngày càng tự chủ tài chính và chú trọng vẻ ngoài hơn, cũng chính vì vậy mà lĩnh vực này cần ứng dụng loyalty để thu hút và duy trì lượng khách hàng của mình.
Một trong những thương hiệu bán lẻ mỹ phẩm thành công nhất phải kể đến hiện nay hiện nay là Sephora. Nhờ tận dụng những lợi thế của ứng dụng Loyalty, đến nay thương hiệu này đã có mặt trên hơn 50 quốc gia châu Âu và đang dần chinh phục thị trường châu Á. Thay vì chỉ đơn thuần cung cấp phần thưởng cho các giao dịch mua, Sephora đã tạo ra một cộng đồng yêu làm đẹp từ chương trình Beauty Insider. Chương trình này cho phép khách hàng tham gia chương trình được chia thành ba cấp độ riêng biệt, từ cấp thấp nhất (Insider) đến cấp cao nhất (rouge).
Một điều đặc biệt của Sephora đó là họ cung cấp những quyền lợi bao gồm phần thưởng sinh nhật, các lớp học làm đẹp miễn phí và quyền truy cập vào Cộng đồng Beauty Insider cho các thành viên mới. Đối với các thành viên VIB và VIB Rouge, họ còn được trải nghiệm một số đặc quyền mà thành viên của chương trình Beauty Insider cơ bản.
Ngoài ra, thương hiệu nổi tiếng này cũng tăng cường quảng cáo ứng dụng khách hàng thân thiết của mình với các tính năng thông minh thú vị như cho phép người dùng thử mỹ phẩm trên khuôn mặt của họ trước khi họ quyết định mua hàng.
Bên cạnh Sephora, Ulta Beauty cũng biết tận dụng những lợi thế của ứng dụng Loyalty để phát triển tên tuổi của mình.
Ulta Beauty là một chuỗi của hàng làm đẹp lớn tại Mỹ. Tương tự Sephora, Ulta Beauty cũng có chương trình khách hàng thân thiết với những quyền lợi nhất định và một số ưu đãi khác như tích điểm gấp đôi, gấp ba khi mua những món hàng nhất định. Họ cũng sử dụng hiệu ứng FOMO cho phương pháp giới hạn thời gian dùng điểm thưởng để tăng mức độ tương tác.
- Dùng điểm thưởng để mua hàng: Đây là một điểm khá thú vị, nó cho phép khách hàng sử dụng điểm của họ như tiền để mua hàng, thay vì giới hạn khách hàng chỉ đổi được điểm lấy những phần thưởng cụ thể.
- Giới hạn thời gian dùng điểm thưởng: Mặc dù điều này có thể gây khó chịu đối những những khách hàng không thường xuyên mua hàng. Đây lại là một ý tưởng tuyệt vời đối với các nhà bán lẻ mỹ phẩm, bởi việc đặt ngày hết hạn cho điểm thưởng sẽ thúc đẩy người mua sắm bằng cách mua hàng để chi tiêu nốt số điểm của mình.
- Phân các cấp độ khách hàng trung thành: Khi khách hàng đã đạt đến hạng Bạch Kim, họ sẽ nhận được nhiều điểm hơn cho cùng một mức chi tiêu. Một lợi ích không thể không kể đến đó là ở cấp độ, việc hết hạn điểm sẽ không được áp dụng nữa.
- Ứng dụng trên điện thoại tiện lợi: Điều này giúp tăng trải nghiệm người dùng, các thành viên có thể sử dụng ứng dụng để kiểm tra số dư điểm của mình ở bất cứ đâu, và bất cứ lúc nào. Thậm chí sử dụng tính năng tìm kiếm bằng giọng nói để tìm những sản phẩm yêu thích của mình.
Dịch vụ du lịch – lữ hành
Được cho là lĩnh vực đầu tiên chấp nhận liên kết với các nhãn hàng và doanh nghiệp đối tác, ngành công nghiệp du lịch và lữ hành ngày càng cung cấp nhiều chương trình khách hàng thân thiết hơn.
Bằng cách sử dụng những ứng dụng Loyalty, ngành công nghiệp này có thể thu hút được một lượng khách hàng lớn. Nếu như bình thường, doanh nghiệp chỉ có thể cung cấp dịch vụ giảm giá cho chuyến bay tiếp theo sau khi đã bay một số kilomet nhất định với hãng hàng không, thì khi liên kết với các đối tác, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tặng cho khách hàng những trải nghiệm thú vị hơn như miễn phí thuê xe, nâng cấp phòng khách sạn, giảm giá vé xe cho các điểm tham quan hấp dẫn.
Dưới đây là một số ứng dụng Loyalty thành công trong ngành du lịch – lữ hành:
Lufthansa Airlines – Miles & More
Miles and More là chương trình loyalty lớn nhất trong ngành du lịch tại châu Âu được triển khai bởi Lufthansa, hãng hàng không lớn nhất nước Đức. Đồng thời, Lufthansa cũng là hãng hàng không lớn nhất châu Âu với doanh thu khoảng 320 tỷ USD khi kết hợp với các công ty con.
Chương trình Loyalty Miles and More được xây dựng để tặng cho các hành khách sử dụng hãng bay Star Alliance với các mức vé nhất định. Hiện tại, chương trình này đang được sử dụng bởi 13 hãng hàng không tại châu Âu.
Trải nghiệm khách hàng
Để tham gia chương trình, khách hàng cần truy cập website của Miles and More, sau đó đăng kí tài khoản online. Ngoài ra, còn có một ứng dụng di động tiện lợi cho khách hàng sử dụng. Chương trình này hiện đang được áp dụng trên cả hai nền tảng online và offline.
Cơ chế hoạt động
Chương trình Loyalty Miles and More được chia thành 4 cấp độ:
- Member (Thẻ Tiêu chuẩn)
- Frequent Traveler (Thẻ Bạc)
- Senator (Thẻ Vàng)
- Hon Circle Member (Thẻ Đen)
Các cấp độ trên tùy thuộc vào quãng đường mà khách hàng đã di chuyển.
Ngoài ra, các cấp độ Vàng và Kim cương cũng cung cấp cho khách hàng thêm nhiều ưu đãi khác như tặng thêm nhiều điểm, cơ hội nhận đồ ăn vặt và nước uống miến phí tại khách sạn… Khách hàng cũng có thể sử dụng điểm thưởng của mình để tham gia các sự kiện âm nhạc, thể thao hoặc các chuyến du lịch.
Wyndham Hotels – Wyndham Rewards
Wyndhams Hotels & Resorts được thành lập vào năm 1981 tại Mỹ bởi Trammel Crow. Wyndham là một công ty resort và khách sạn quốc tế, và là công ty mẹ của Wyndham Hotels & Resorts, RCI và một số thương hiệu khác. Hiện tại, công ty đang vận hành nhiều thương hiệu khách sạn trên toàn thế giới.
Wyndham Rewards là một chương trình Loyalty được triển khai bởi Wyndham, một công ty dịch vụ nhà hàng khách sạn tại Mỹ. Wyndham Rewards là một trong những chương trình Loyalty dành cho các khách sạn lớn nhất thế giới.
Trải nghiệm khách hàng
Chương trình Loyalty hiện tại mới chỉ được triển khai bằng hình thức online. Để đăng ký tham gia, khách hàng cần điền form đăng ký tại website hoặc ứng dụng di động của Wyndham. Ngoài ra, nếu điều kiện không cho phép, khách hàng hoàn toàn có thể đăng ký trực tiếp khi đặt phòng khách sạn.
Cơ chế hoạt động
Wyndham Rewards được chia làm 4 cấp độ: Xanh, Vàng, Bạch kim và Kim cương. Khách hàng có nhiều cách khác nhau để thu thập điểm, chẳng hạn, họ cần chi một khoản tiền nhất định hoặc mua thêm điểm từ hệ thống. Hoặc họ có thể thuê xe từ Avios hay Budget, sau đó để lại nhận xét, đánh giá sau khi trải nghiệm dịch vụ tại đây.
Ngoài ra, việc tích lũy số hành trình chuyến bay hoặc tham gia chương trình từ đối tác của Wyndham cũng là một cách khác giúp khách hàng thu thập thêm điểm.
Wyndham Rewards có 3 cấp độ điểm:
- Go free: Nếu khách hàng đạt 15,000 điểm, họ sẽ nhận được một phòng khách sạn miễn phí cho một đêm
- Go fast: Khách hàng sẽ nhận được 3,000 điểm và tiền mặt
- Go Get’em: Khách hàng sẽ nhận được 1,000 điểm hoặc 10 điểm cho mỗi 1 USD sau mỗi lần đặt phòng hợp lệ
Đặc biệt, khách hàng sử dụng thẻ visa của Wyndham Rewards sẽ có cơ hội tích lũy đén 30,000 điểm và có thể đổi chúng để lấy 4 đêm đặt phòng miễn phí.
Alaska Airlines – Mileage Plan
Alaska Airlines được thành lập vào năm 1932. Hãng hàng không này xếp thứ 5 trong những hãng hàng không lớn nhất tại Mỹ khi xét về quy mô máy bay, số lượng hành khách và số địa điểm trên hành trình bay.
Mileage Plan là một chương trình Loyalty của hãng hàng không Alaska Airlines dành cho các khách hàng thân thiết. Chương trình này hoạt động với mục đích tặng thưởng cho khách hàng của họ.
Trải nghiệm khách hàng
Tương tự hai ứng dụng Loyalty kể trên, Mileage Plan cũng cho phép khách hàng tham gia chương trình tại website hoặc trên ứng dụng di động. Ngoài ra, khách hàng cũng có thể đăng kí khi sử dụng thẻ tín dụng của hãng.
Cơ chế hoạt động
Chương trình Mileage Plan hoạt động bằng cách tính số dặm bay và các cấp độ thành viên. Khách hàng có thể thu thập số dặm bay trên bất cứ chuyến bay nào, dù là chuyến bay có mức giá rẻ nhất. Hoặc khách hàng cũng có thể thu thập bằng cách mua sắm, ăn tối, thuê xe, đặt phòng khách sạn…
Chương trình Loyalty này được đánh giá là giúp khách hàng đạt được những ưu đãi cao cấp nhanh hơn so với các chương trình Loyalty của hãng hàng không khác.
Ứng dụng Loyalty trong ngành FMCG
Bán lẻ là lĩnh vực cần ứng dụng Loyalty nhất vì các chương trình khách hàng thân thiết được áp dụng thường xuyên. Bất kì nhà bán lẻ nào cũng cần cung cấp chương trình khách hàng thân thiết nếu không nguy cơ mất khách hàng vào tay đối thủ là rất cao.
Carrefour – My Club
Carrefour là một nhà bán lẻ tại Pháp và có trụ sở chính tại Boulogne Billancourt. Công ty này có tới hơn 12,000 chi nhánh tại hơn 30 quốc gia trên toàn thế giới. Có thể nói đây là công ty có quy mô lớn nhất trong ngành hàng tiêu dùng nhanh với hơn 400,000 nhân viên.
My Club là một chương trình Loyalty của Carrefour. Chương trình này hoạt động dựa trên số điểm mà các thành viên tích lũy được và nó có thể được áp dụng cho mọi giao dịch của khách hàng, kể cả giao dịch online trên website và offline tại các cửa hàng.
Trải nghiệm khách hàng
Khách hàng có thể đăng ký trở thành thành viên của My Club hoàn toàn miễn phí bằng cách điền thông tin vào mẫu đơn đăng ký online tại website hoặc trên ứng dụng di động. Trên màn hình giao diện của ứng dụng sẽ hiển thị số điểm đã tích lũy, chức năng tìm kiếm các chương trình khuyến mãi, đổi điểm nhận quà và các mã giảm giá.
Cơ chế hoạt động
Khi mua hàng trực tiếp tại cửa hàng hoặc mua hàng online tại website hay ứng dụng di động, khách hàng sẽ được nhận thêm điểm. Sau mỗi giao dịch, chủ thẻ sẽ nhận được 0,025 điểm vào thẻ cho mỗi 1 Dirham (đơn vị tiền tệ của người Ả Rập). Các thành viên của chương trình Loyalty cần cung cấp thẻ thành viên trước khi thanh toán, hoặc khi mua sắm online, khách hàng cần nhập mã thành viên của My Club trước khi thanh toán để thực hiện các giao dịch hợp lệ.
Pampers – Pampers Rewards
Pampers là một thương hiệu tã lót cho trẻ em hàng đầu thế giới, được thành lập bởi Procter và Gamble.
Pampers Rewards là một chương trình Loyalty của Pampers. Khách hàng có thể tích điểm bằng cách quét mã sản phẩm hoặc nhập mã sản phẩm khi mua hàng tại Pampers. Số điểm tích lũy được có thể được quy đổi thành các mã giảm giá hoặc quà tặng được quy định trong danh mục quà tặng của Pampers.
Trải nghiệm khách hàng
Để tham gia chương trình, khách hàng cần đăng kí online trên website hoặc tải về một mẫu đơn đăng kí từ ứng dụng di động. Chương trình hiện đang được áp dụng trên cả hai nền tảng online và offline và hoàn toàn miễn phí.
Cơ chế hoạt động
Các thành viên sẽ nhận được điểm cho mỗi lần quét mã sản phẩm Pampers mà họ đã mua. Tùy vào loại sản phẩm và số lượng sản phẩm trong giỏ hàng, khách hàng sẽ nhận được số điểm tương ứng. Đối với mỗi thành viên mới sẽ nhận được 100 điểm khi đăng ký tài khoản và 50 điểm cho lần đầu quét mã sản phẩm.
Ứng dụng Loyalty trong ngành F&B
Đối với các quán cà phê hay nhà hàng, việc giữ chân khách hàng và mở rộng đối tượng khách hàng là điều vô cùng quan trọng để giúp cho việc kinh doanh phát triển. Trong một thị trường dịch vụ đồ ăn và đồ uống cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì các chương trình khách hàng thân thiết chính là vũ khí lợi hại nhất của các doanh nghiệp.
Những poster quảng cáo bằng giấy cổ điển có dạng “Mua 3, tặng 1” từ lâu đã trở nên phổ biến và được các quán cà phê và nhà hàng trên toàn thế giới áp dụng. Đây là một cách thực hiện đơn giản và hiệu quả trong việc khuyến khích khách hàng quay lại nhiều lần.
Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ số phát triển vượt bậc, chiếc ví của mọi người đang ngày càng “nhỏ” đi. Nhiều người thậm chí còn không mang theo ví mà lựa chọn các ví điện tử hoặc đơn giản hơn là chiếc thẻ tín dụng kẹp trong ốp điện thoại.
Chương trình điểm thưởng của Starbucks
Ứng dụng Loyalty của Starbucks là một trong những ứng dụng thành công nhất trong ngành F&B và một trong những chương trình tốt nhất trên thế giới.
Điều khách hàng yêu thích nhất ở Starbucks là khách hàng có thể tìm kiếm phần thưởng một cách dễ dàng và nhanh chóng. Thông thường, việc phân cấp khách hàng là để họ có động lực trở thành khách hàng VIP. Tuy nhiên, Starbucks lại áp dụng một chương trình phân cấp kiểu khác: phần thưởng theo cấp.
Chương trình Loyalty của Starbucks áp dụng các khoản tăng nhỏ giữa các phần thưởng, các cấp này khuyến khích khách hàng tăng tần suất mua hàng của họ để đạt được cấp độ tiếp theo đó sớm hơn. Chỉ cần chi tiêu 25 đô la, khách hàng đã có thể nhận một ly cà phê miễn phí, và nếu khách hàng chi tiêu 125 đôla thì họ sẽ nhận được ưu đãi là một bữa trưa miễn phí.
Đôi khi, việc biết rằng bạn sắp đạt được phần thưởng tiếp theo chính là động lực để bạn chi thêm một khoản nữa. Với chiến lược này, Starbucks Rewards đã tạo ra một công thức để thành công.
Maggie Louise Confections – Club Cocoa
Maggie Louise Confections là một ví dụ về chương trình Loyalty cho Ngành F&B được thực hiện đúng cách. Chương trình này sử dụng các mức thưởng cao cấp để tạo động lực cho khách hàng. Khi khách hàng đạt đến trạng thái cao nhất đó, họ sẽ nhận được phần thưởng trải nghiệm độc quyền như quyền sử dụng miễn phí những sản phẩm mới ra mắt và các sự kiện độc quyền.
Những cấp này là động lực thúc đẩy khách hàng mua sắm nhiều hơn để đạt được thứ bậc mong muốn. Maggie Louise hiểu rằng, đôi khi cảm giác hồi hộp của các cuộc ganh đua thứ bậc này còn cuốn hút hơn phần thưởng thực sự.
Lĩnh vực thứ hai là cách Maggie Louise sử dụng chương trình khách hàng thân thiết của mình để thiết lập ý thức cộng đồng. Nhờ vào việc bán sô cô la trực tuyến, Maggie Louise biết rằng họ đang yêu cầu khách hàng tin tưởng vào thương hiệu và sản phẩm của họ mà không cần nếm thử trước.
Mặc dù, ban đầu khách hàng khó tin tưởng vào các công ty mà không có thông tin tham khảo, nhưng họ thực sự tin tưởng các khách hàng khác, đặc biệt là bạn bè của họ. Bằng cách khuyến khích người mua sắm chia sẻ thương hiệu với người quen của họ sẽ tạo ra nhiều cuộc trò chuyện về sản phẩm hơn và cung cấp cho khách hàng tiềm năng bằng chứng xã hội có giá trị.
Ngoài ra, Club Cocoa cung cấp điểm cho việc giới thiệu sản phẩm, cũng như tương tác trên mạng xã hội và mua hàng. Cộng đồng này xây dựng niềm tin cho những người mua sắm mới bằng cách đưa ra bằng chứng cho thấy những khách hàng trước đây yêu thích sản phẩm. Đối với những phần thưởng có giá trị, Maggie Louise đã đảm bảo rằng chu kì này sẽ tiếp tục với mọi thành viên mới trong chương trình của họ.
Làm đẹp (salon & spa)
Một lĩnh vực khác cũng cần ứng dụng Loyalty để thu hút và giữ chân khách hàng đó là làm đẹp. Chúng ta đã quá quen thuộc với việc bắt gặp một xấp thẻ tích điểm tại quầy lễ tân khi bước chân vào một tiệm làm tóc, làm móng hoặc spa.
Tuy nhiên, tương tự như trong lĩnh vực bán lẻ và khách sạn, các ứng dụng Loyalty đang thay đổi cách ngành công nghiệp làm đẹp thu hút khách hàng. Thay vì những mô hình chung chung kiểu “nhận chiết khấu lần thứ 10 sử dụng dịch vụ”, một ứng dụng Loyalty cho phép các doanh nghiệp làm đẹp cung cấp cho khách hàng nhiều chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng phong phú và cá nhân hóa hơn như: nhắc lịch hẹn, giảm giá dầu gội và dầu xả khi khách hàng đến làm tóc vào thứ Tư…
Như vậy, có thể nói các ứng dụng Loyalty đang dần thay đổi cuộc chiến chăm sóc khách hàng trong thời đại công nghệ số và trở thành một yếu tố không thể thiếu trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Qua bài viết này, Twendee hy vọng bạn đọc có cái nhìn tổng quan về những ứng dụng Loyalty.
chương trình khách hàng thân thiếtloyaltyứng dụng loyalty
What do you think?