Trong môi trường kinh doanh có nhịp độ nhanh và luôn thay đổi ngày nay, MVP là một phương pháp phổ biến để phát triển sản phẩm giúp các công ty tránh lãng phí tài nguyên cho một sản phẩm không có chỗ đứng trên thị trường. Bằng cách tạo ra một MVP, các công ty có thể kiểm tra tính khả thi của ý tưởng sản phẩm và tinh chỉnh nó dựa trên phản hồi của khách hàng. Hãy tham khảo các bước dưới đây để có thể xây dựng một MVP hiệu quả.
MVP là gì?
Sản phẩm khả thi tối thiểu (MVP) là một kỹ thuật phát triển cho phép các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp nhanh chóng đưa một sản phẩm ra thị trường với các tính năng vừa đủ để đáp ứng những người dùng sớm. Ý tưởng đằng sau MVP là xác thực ý tưởng sản phẩm với lượng nỗ lực và tài nguyên nhỏ nhất. Điều này giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tiền bạc và nguồn lực bằng cách giảm rủi ro phát triển một sản phẩm có thể không thành công.
Tại sao nên xây dựng một MVP?
Mục đích của sản phẩm khả thi tối thiểu (MVP) là xác thực ý tưởng sản phẩm với lượng nỗ lực và nguồn lực nhỏ nhất. Phương pháp MVP cho phép các công ty khởi nghiệp và doanh nghiệp nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường với các tính năng vừa đủ để đáp ứng những người dùng sớm. Ý tưởng là thử nghiệm sản phẩm với khách hàng thực, thu thập phản hồi có giá trị và thực hiện các thay đổi cần thiết trước khi tung ra sản phẩm chính thức. Những lợi ích chính của MVP là:
- Giảm rủi ro: MVP giúp giảm rủi ro phát triển sản phẩm có thể không thành công bằng cách cho phép doanh nghiệp xác thực ý tưởng sản phẩm của họ với khách hàng thực.
- Thời gian đưa sản phẩm ra thị trường nhanh hơn: Bằng cách tung ra MVP, các doanh nghiệp có thể đưa sản phẩm của mình ra thị trường nhanh hơn so với việc họ đã phát triển một sản phẩm hoàn chỉnh ngay từ đầu.
- Thu thập phản hồi có giá trị: MVP mang đến cơ hội thu thập phản hồi có giá trị từ những người dùng đầu tiên, sau đó có thể sử dụng phản hồi này để cải thiện sản phẩm trước khi tung ra cho nhiều đối tượng hơn.
- Luôn nhạy bén: Quá trình lặp đi lặp lại nhằm tinh chỉnh và cải thiện MVP dựa trên phản hồi của khách hàng giúp doanh nghiệp luôn nhaỵ bén và đáp ứng xu hướng thị trường cũng như nhu cầu thay đổi của khách hàng.
Các bước xây dựng một MVP
Bạn cần phải thực hiện những bước sau nếu muốn xây dựng một MVP thành công:
Bước 1: Xác định vấn đề
Bước đầu tiên trong quá trình xây dựng một MVP là xác định vấn đề. Việc xác định chính xác vấn đề sẽ là kim chỉ nam cho toàn bộ quá trình phát triển của startup của bạn. Hoạt động này cũng giúp bạn giữ được sự tập trung, tránh được sự xao nhãng hoặc bị thu hút bởi những tính năng nghe qua có vẻ hay ho nhưng không mang lại giá trị cho người dùng. Tư duy theo hướng phát triển vấn đề sẽ cho ra nhiều giải pháp hơn. Thông qua việc tự trả lời những câu hỏi như: “Tại sao mình cần sản phẩm này? Và nó sẽ giúp mình như thế nào?” sẽ giúp bạn hiểu được mục tiêu chính của sản phẩm và tìm ra giải pháp tốt nhất cho nhu cầu thực sự của khách hàng trong tương lai.
Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu
Một sai lầm khá phổ biến mà những người tham vọng thường mắc phải đó là họ tin rằng sản phẩm của họ sẽ giải quyết được vấn đề của nhiều đối tượng. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh rằng: Bạn chỉ nên tập trung vào một đối tượng mục tiêu cụ thể. Hãy khắc phục chân dung người dùng, người mà chắc chắn sẽ trở thành khách hàng của bạn, sẽ mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn vì sản phẩm hay dịch đó giải quyết được vấn đề mà họ đang gặp phải.
Càng nghiên cứu kĩ về các yếu tố (giới tính, độ tuổi, địa vị xã hội, mức thu nhập, nhu cầu, thói quen và những thiết bị mà họ muốn sử dụng) càng tốt. Để làm được điều này, tốt nhất là bạn phải nên làm một khảo sát đối với một nhóm đối tượng người dùng. Chẳng hẳn như khởi điểm của Uber. Ban đầu đó chỉ là một ứng dụng tìm “xe ô tô màu đen cao cấp” (premium black cars) ở một vài khu vực đô thị. Mặc dù ý nghĩa của từ “premium” là đắt, nhưng Uber lại ngược lại. Dịch vụ của Uber nhắm vào một phân khúc khách hàng chưa được phục vụ, ví dụ như những người không đủ khả năng đặt một chiếc ô tô màu đen cao cấp từ dịch vụ taxi truyền thống vì nó quá đắt.
Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Sẽ thật may mắn nếu ý tưởng của bạn không trùng với bất kì ý tưởng nào khác trên thị trường. Ngược lại, nếu bạn phải cạnh tranh với một số đối thủ, hãy tập trung phân tích ba đối thủ hàng đầu: nghiên cứu quá trình phát triển sản phẩm của họ, tham khảo các sản phẩm mà họ đang bán, xem đề xuất giá trị của họ là gì và đánh giá xem liệu bạn có khả năng cung cấp những sản phẩm tốt hơn họ không.
Bên cạnh đó, bạn cũng phải tiếp tục tìm hiểu về vị thế của các đối thủ này trên thị trường bằng cách thu thấp được càng nhiều thông tin về họ càng tốt. Bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau:
- Tìm hiểu về chiến lược, thị phần, doanh thu, lợi nhuận. Bằng cách này, bạn sẽ hiểu tại sao họ thành công và bạn có thể làm gì để đánh bại đối thủ cạnh tranh (và quan trọng nhất là bạn sẽ phải chi bao nhiêu nguồn lực)
- Xem kĩ trang web chính thức, các bản thuyết trình, báo cáo hàng năm, chiến dịch quảng cáo… của họ. Các thông tin này có thể gợi ý cho bạn những ý tưởng mới cho việc phát triển sản phẩm của bạn.
- Tìm hiểu các kênh truyền thông nói gì về đối thủ cạnh tranh của bạn, như các trang tin tức, video, đánh giá, phỏng vấn, xếp hạng… Các thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành đã chọn và tìm hiểu thêm về tình hình trên thị trường.
Bước 4: Xác định các tính năng cốt lõi
Ở giai đoạn này, hãy lập danh sách các tính năng “tối thiểu và khả dụng” mà bạn cần xây dựng để ra mắt sản phẩm. Một lỗi sai phổ biến mà hầu hết các startup đều mắc phải ở giai đoạn này đó là họ mông lung trong vô số tính năng, không biết nên giữ và bỏ tính năng nào. Họ cũng lo sợ MVP của mình quá đơn giản, không đáp ứng được nhu cầu và có được sự tin tưởng của người dùng.
Michael Seibel (CEO & Partner của YC) chia sẻ: Hãy đặt ra giới hạn thời gian. Tự hỏi xem nếu chỉ có 3 tuần để xây MVP, bạn nên làm gì? Những tính năng nào trong danh sách đó có thể hoàn thành trong 3 tuần? Vậy thì hãy loại bỏ ngay những tính năng còn lại.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thực hiện một số công việc dưới đây:
- Phân tích kinh doanh: Thực hiện khảo sát thị trường, thu hẹp đối tượng khách hàng mục tiêu và xác định thị trường mục tiêu. Định giá bán sản phẩm, đồng thời xây dựng kế hoạch kinh doanh, bản kế hoạch tài chính, làm pitch deck kêu gọi đầu tư và xác định một số KPI cần đạt được cho MVP.
- Roadmap xây dựng sản phẩm: Hình dung ra sản phẩm hoàn thiện sẽ trông như thế nào? Bao gồm các tính năng nào và mất bao lâu để thực hiện nó? Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các tính năng cần phát triển, xếp chúng vào các giai đoạn phát triển tương ứng các cột mốc về kinh doanh cần đạt được.
- Thiết kế kiến trúc MVP: Cần chú ý các yêu cầu về bảo mật thông tin, các yêu cầu về hình thức và thiết kế kiến trúc kỹ thuật có thể mở rộng về sau, tránh việc phải đập đi xây lại khi dự án vào giai đoạn mở rông quy mô kinh doanh.
- Tích hợp third party: Xem xét các bên thứ ba có thể cung cấp giải pháp cho một số tính năng mà bạn cần, thay vì tự xây dựng tất cả.
- Lựa chọn tổng hợp công nghệ được sử dụng để xây dựng và phát triển ứng dụng.
Bước 5: Xây dựng một MVP
Sau khi doanh nghiệp đã quyết định các tính năng chính và tìm hiểu về nhu cầu thị trường, doanh nghiệp đó có thể xây dựng một MVP. Ở giai đoạn này, mục tiêu duy nhất của bạn là làm sao phát hành được ứng dụng trong thời gian ngắn nhất để kiểm chứng những giả định của bạn với ít rủi ro nhất.
- Lên kế hoạch xây dựng một MVP
Bạn cần xác định rõ một số vấn đề sau: ngân sách cho MVP, phạm vi dự án (project scope) cho MVP, giao phẩm dự án (project deliverables – là một thuật ngữ trong quản lí dự án thường được sử dụng để mô tả hàng hóa hoặc dịch vụ có thể định lượng phải được cung cấp khi hoàn thành dự án), các mốc thời gian phát triển MVP, phương pháp quản lý dự án (phổ biến là mô hình Scrum) và các rủi ro có thể gặp khi phát triển MVP.
- Tập trung phát triển MVP
Phát triển MVP không cần lập trình
Để tiết kiệm chi phí và có thể ra mắt người dùng phiên bản MVP trong vài ngày, MVP của bạn ở bước này có thể đơn giản chỉ là:
Một MVP ở dạng landing page: Trên trang web của mình, bạn sẽ giới thiệu đến nhóm khách hàng mục tiêu ý tưởng mới, mô tả cho họ cách thức phần mềm này hoạt động, thông qua 1 đoạn video hay chỉ là những đoạn văn. Bạn sẽ đánh giá phản hồi từ nhóm khách hàng mục tiêu này bằng các form đăng ký dùng sản phẩm, hay khảo sát các tính năng nào họ yêu thích hơn để phát triển trước.
Một manual – first MVP: Quảng cáo một phần mềm mới xử lý các quy trình tự động, nhưng thực chất bạn vẫn vận hành thủ công đằng sau đó, và âm thầm phát triển sản phẩm để nó thực sự sẽ tự động hóa về sau.
Phát triển MVP cần lập trình
Thiết kế UX cho MVP: Thiết kế các luồng đi của sản phẩm, các màn hình sẽ được liên kết với nhau thế nào, đảm bảo trải nghiệm người dùng xuyên suốt. Thành phẩm của bước này là UX tương thích với chân dung người dùng và hành trình trải nghiệm của người dùng. MVP dễ hiểu, dễ dùng và thúc đẩy tỉ lệ chuyển đổi.
Thiết kế UI cho MVP: Dựa trên sườn UX, thiết kế giao diện bao gồm việc phối màu, font, size chữ, các tab, menu, button… Thành phẩm của bước này MVP dễ nhìn và thân thiện với người dùng.
Lập trình MVP bao gồm:
Lập trình Backend: Viết các API, cấu hình server… Nôm na là những phần nằm đằng sau mà người dùng không thấy được.
Lập trình Frontend: Chuyển hóa các hình ảnh từ bản thiết kế UI thành bản MVP mà người dùng sẽ dùng và tương tác trên đó, đồng thời đảm bảo giao thức với phía server.
Testing: Đôi ngũ kiểm thử sẽ kiểm tra sản phẩm song song với đội ngũ lập trình.
Thành phẩm của bước này là một bản MVP và các tài liệu hỗ trợ đi kèm.
Bước 6: Kiểm chứng MVP
Ở giai đoạn này, MVP đã được hoàn thành và sẽ được đưa lên môi trường production để những người dùng thực thế có thể truy cập. Sau đó, các thắc mắc của bạn sẽ được khám phá ngay sau khi ra mắt bản MVP: “Sản phẩm có được người dùng đón nhận không? Họ thích tính năng nào? Họ không biết sử dụng tính năng nào? Họ sử dụng sản phẩm như thế nào? Có ai trả tiền để mua sản phẩm chưa?…”
Bước 7: Học hỏi và cải tiến MVP
Dựa vào việc nghiên cứu những phản hồi của người dùng, bạn sẽ biết phải làm gì tiếp theo. Nếu sản phẩm của bạn đã đi đúng hướng, bạn sẽ tiếp tục nâng cấp nó bằng cách thêm các tính năng, làm cho UI đẹp hơn, nâng cấp server, cải thiện performance… Ngược lại, nếu MVP thất bại, hãy tìm hiểu lý do để cải tiến sản phẩm. Có thể là phải thay đổi một số tính năng, điều chỉnh giá bán hay thậm chí là pivot (ví dụ như đổi mô hình kinh doanh từ B2C sang B2B)
Chi phí xây dựng một MVP trong năm 2023
Chi phí tạo ra một sản phẩm khả thi tối thiểu vào năm 2023 có thể dao động từ 20.000 đô la đến 150.000 đô la trở lên. Các nguồn lực và nỗ lực cần thiết để phát triển MVP phụ thuộc vào mức độ phức tạp và phạm vi của nó. Chúng tôi có thể chia chi phí xây dựng một MVP thành một số loại chính:
- Thiết kế và trải nghiệm người dùng: Điều này bao gồm chi phí tạo wireframes, mockup và các yếu tố trực quan khác, cũng như thử nghiệm người dùng và nghiên cứu người dùng.
- Phát triển: Chi phí này bao gồm chi phí mã hóa, thử nghiệm và triển khai MVP, cũng như chi phí cho bất kỳ phần cứng hoặc cơ sở hạ tầng cần thiết nào.
- Quản lý dự án và các chi phí khác: Điều này bao gồm chi phí quản lý dự án, bao gồm các nhiệm vụ như thu thập yêu cầu, lập kế hoạch và giao tiếp với các bên liên quan. Các chi phí khác có thể bao gồm chi phí pháp lý, kế toán và tiếp thị.
Điều quan trọng cần lưu ý là chi phí xây dựng một MVP có thể khác nhau tùy thuộc vào nền tảng phát triển và công cụ được sử dụng, chẳng hạn như việc bạn quyết định tự xây dựng một MVP hay thuê ngoài. Xây dựng một MVP nội bộ có thể tốn kém hơn so với thuê một công ty phát triển MVP bên ngoài. Một lợi thế khác của việc gia công phần mềm cho một công ty phát triển MVP là công ty đó sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về mọi thứ, từ thiết kế sản phẩm từ đầu đến phát triển sản phẩm cuối cùng.
Những lỗi cần tránh khi xây dựng một MVP
Xây dựng một MVP có thể là một tiến trình phức tap, và có một số điểm chung mà doanh nghiệp cần khắc phục có thể dẫn đến sự chậm trễ và tăng chi phí. Dưới đây là một số lỗi phát triển cần tránh khi xây dựng một MVP:
- Tập trung quá nhiều vào các tính năng: Một trong những sai lầm phổ biến nhất mà các doanh nghiệp mắc phải khi xây dựng một MVP là bao gồm quá nhiều tính năng. Điều này có thể dẫn đến một MVP quá phức tạp và tốn thời gian để phát triển, đồng thời cũng có thể khiến việc thu thập phản hồi và thực hiện các điều chỉnh cần thiết trở nên khó khăn hơn.
- Không nghiên cứu đối tượng mục tiêu: Nghiên cứu đối tượng mục tiêu không đầy đủ có thể dẫn đến việc tạo ra sản phẩm không đáp ứng nhu cầu hoặc sở thích của người dùng dự định, dẫn đến khả năng chấp nhận kém và mức độ tương tác thấp.
- Không thu hút người dùng tham gia vào quá trình phát triển: Điều quan trọng là để người dùng tham gia vào quá trình phát triển, vì phản hồi của họ có thể giúp đảm bảo rằng MVP đáp ứng nhu cầu của họ và giải quyết các điểm yếu của họ.
- Không tập trung vào một vấn đề hoặc nhu cầu cụ thể: Một MVP nên tập trung vào việc giải quyết một vấn đề hoặc nhu cầu cụ thể hơn là cố gắng trở thành tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người.
- Bỏ qua thiết kế và trải nghiệm người dùng: Một MVP phải có mức thiết kế và trải nghiệm người dùng ở mức tối thiểu. Bỏ qua khía cạnh này có thể dẫn đến một sản phẩm khó sử dụng và không đáp ứng nhu cầu của thị trường mục tiêu của bạn.
- Không có lộ trình rõ ràng: Một lộ trình và kế hoạch phát triển rõ ràng là rất quan trọng để đảm bảo rằng MVP được phát triển đúng thời hạn và trong phạm vi ngân sách. Với một lộ trình rõ ràng, quá trình phát triển có thể được tổ chức và kịp thời.
- Không xem xét khả năng mở rộng: MVP là phiên bản tối thiểu của sản phẩm cuối cùng, nhưng điều quan trọng là phải suy nghĩ về khả năng mở rộng và cách MVP có thể được mở rộng trong tương lai. Không xem xét khả năng mở rộng có thể dẫn đến một sản phẩm khó mở rộng và cập nhật trong tương lai.
- Làm việc với nhóm phát triển thiếu kinh nghiệm: Làm việc với nhóm phát triển thiếu kinh nghiệm có thể dẫn đến những sai lầm tốn kém và sự chậm trễ trong quá trình phát triển MVP. Điều quan trọng là đảm bảo rằng bạn làm việc với một công ty phát triển MVP với một nhóm có các kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết để xây dựng và khởi chạy MVP một cách hiệu quả.
Xây dựng một MVP có thể là một thách thức, nhưng với cách tiếp cận và đội ngũ phù hợp, đó sẽ là một khoản đầu tư có giá trị giúp bạn xác thực ý tưởng sản phẩm của mình và đưa nó ra thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả.
dịch vụ phát triển MVPMVPmvp trong ứng dụng di dộngMVP twendeesản phẩm MVPxây dựng một mvp
What do you think?