Đối với các công ty khởi nghiệp hoặc trong giai đoạn hạn chế nguồn lực thì một sản phẩm khả dụng tối thiểu như MVP (Minimum Viable Product) được đánh giá là phương pháp không chỉ tiết kiệm mà còn có khả năng đạt được những cơ hội mới cho doanh nghiệp. Cùng Twendee tìm hiểu về những chiến thuật phát triển MVP mới nhất 2023.
MVP – Sản phẩm khả dụng tối thiểu là gì?
MVP, hoặc sản phẩm khả thi tối thiểu (Minimum Viable Product), là điểm khởi đầu cho một sản phẩm mới của doanh nghiệp. Một sản phẩm MVP có thể trả lời cho doanh nghiệp ba câu hỏi lớn:
- Sản phẩm này có khả thi để phát triển không?
- Sản phẩm này có phù hợp giải quyết vấn đề của thị trường mục tiêu không?
- Sản phẩm này có khả năng kinh doanh không?
Thuật ngữ “Sản phẩm khả thi tối thiểu” đã được đặt ra từ những năm 2001 của thế kỷ trước. Vào thời điểm đó, Frank Robinson, Giám đốc điều hành của SyncDev cùng với các doanh nhân Steve Blank và Eric Ries đã làm việc về vấn đề Phát triển và Xác thực Khách hàng, cuối cùng đưa ra thuật ngữ như vậy. MVP là mô tả tốt nhất về một sản phẩm tiềm năng để kiểm tra cách thị trường phản ứng với giải pháp.
MVP được coi là một thử nghiệm trong bối cảnh xác thực các giả thuyết kinh doanh. Sản phẩm MVP cho phép các doanh nhân biết liệu một ý tưởng kinh doanh có khả thi và mang lại lợi nhuận hay không bằng cách thử nghiệm các giả định.
Để đọc thêm về khái niệm MVP, bạn có thể tìm hiểu bài:
Lợi ích của một sản phẩm MVP với doanh nghiệp
Trước khi tiến đến những chiến thuật phát triển MVP, hãy tìm hiểu về lợi ích của sản phẩm này. Một tình trạng rất phổ biến của rất nhiều doanh nghiệp nhỏ hoặc startup, chính là việc sản phẩm bị dừng phát triển, hoặc thậm chí là dự án phá sản ngay cả trước khi người tiêu dùng kịp cầm trên tay các sản phẩm hoàn chỉnh. Có rất nhiều lý do dẫn đến tình trạng này: từ thiếu chi phí phát triển, không thuyết phục được nhà đầu tư, thiếu nhân sự làm việc, không đủ kinh phí giải quyết tồn đọng,….
Chính vì điều đó, một sản phẩm MVP lại cực kỳ quan trọng, không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực khổng lồ mà còn nâng cao tỷ lệ thành công của sản phẩm hay dự án.
Gây chú ý tới các nhà đầu tư
MVP là cách thực tế hoá ý tưởng của bạn một cách đơn giản nhất. Một sản phẩm MVP sẽ cho phép bạn thể hiện khái niệm của mình rõ ràng hơn thay vì nói về nó hàng giờ. Hơn nữa, nếu doanh nghiệp khiến mọi người sử dụng sản phẩm và tìm thấy giá trị trong đó, cơ hội nhận được các khoản đầu tư sẽ tăng lên đáng kể.
Khảo sát và đánh giá nhu cầu thị trường
Startup MVP thừa nhận rằng sự ra mắt của bạn nên nhắm mục tiêu tại thị trường đã chọn. Ngoài ra, các nhà phát triển nên phân biệt nó với các dự án tương tự bằng cách tập trung vào phát triển các tính năng ứng dụng đặc biệt mà họ muốn trình bày cho công chúng.
Thực hiện mục tiêu và ý tưởng một cách nhanh chóng
Phát triển sản phẩm khả thi tối thiểu yêu cầu các tính năng tối thiểu để xác thực ý tưởng và do đó – thời gian tối thiểu để xây dựng. Bạn chỉ đầu tư thời gian & nguồn lực vào những phần quan trọng của sản phẩm. Đây là hình thức rẻ nhất của sản phẩm cho bạn thấy người dùng thực sẽ phản ứng thế nào với chúng.
Tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực
Điều này gọi chung là mang đến tỉ lệ rủi ro thấp. Phát triển một sản phẩm MVP thông qua một bên thứ ba như Twendee sẽ không cần doanh nghiệp phải nuôi một đội ngũ xây dựng, lại được hỗ trợ các công nghệ mới. Hơn nữa, bạn có cơ hội điều tra nhu cầu của thị trường để đảm bảo rằng ý tưởng ban đầu của bạn hấp dẫn. Tùy thuộc vào phản hồi của người dùng, bạn sẽ biết chính xác các tính năng tiếp theo phù hợp với tài nguyên, điều đó khiến thời gian phát triển tổng thể ngắn hơn đáng kể.
Có thể bạn quan tâm:
05 chiến thuật phát triển MVP tối ưu nhất (update 2023)
Phát triển sản phẩm MVP không khác biệt nhiều so với phát triển phần mềm nói chung, với các bước ít nhiều giống nhau, nhưng khác nhau ở tốc độ và mục tiêu. Và để có được một sản phẩm MVP tối ưu và chất lượng nhất, các doanh nghiệp không thể bỏ qua 05 chiến thuật sau:
Nắm bắt người dùng và thị trường mục tiêu
Trước khi bạn bắt đầu xây dựng và phát triển MVP, bạn phải hiểu rõ về khách hàng cũng như thị trường mà bạn đang muốn tiến vào. Chắc chắn bạn đã có những giải pháp nào đó, nhưng liệu ý tưởng bạn đang vẽ ra có thực sự tiềm năng hay không.
Tất nhiên, một trong những lợi ích của MVP chính là tạo ra sản phẩm cơ bản để thăm dò thị trường, tuy nhiên, để tránh trường hợp sản phẩm MVP của bạn bị lãng phí, hãy xem xét kỹ về nhóm đối tượng mục tiêu trước. Tìm hiểu về khó khăn họ đang gặp phải cũng như cách mà bạn giải quyết được điều đó.
Bạn có thể lựa chọn vô số các cách thức nghiên cứu người dùng như phỏng vấn trực tiếp, khảo sát trực tuyến, nghiên cứu thị trường, hay sử dụng các dữ liệu thu thập được từ các nền tảng mạng xã hội thông qua Social Listening.
Tập trung chính là chìa khoá của chiến thuật phát triển MVP
Khi phát triển MVP của mình, bạn cần tập trung vào những gì cần có. Đừng cố làm bất cứ điều gì quá phức tạp hoặc cố giải quyết quá nhiều vấn đề cùng một lúc, thay vào đó, hãy tập trung vào từng tình huống sử dụng (use case) duy nhất và xây dựng một sản phẩm có thể giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả.
Hãy coi MVP giống như một thí nghiệm khoa học và khi này, giả thuyết (hypothesis) mà bạn đang thử nghiệm là gì? Bạn muốn tìm hiểu chính xác về điều gì? Hay bạn cần làm gì để kiểm tra giả thuyết này?
Bằng cách tập trung, bạn có thể đảm bảo rằng bạn đang xây dựng một thứ gì đó mà thị trường thực sự cần. Đây cũng chính là chiến thuật phát triển MVP quan trọng mà bạn phải nắm được.
Chiến thuật phát triển MVP: hãy xây dựng và phát triển MVP từ những điều cơ bản nhất
Một chiến thuật phát triển MVP bạn cần biết, chính là hiểu rõ về tính chất của sản phẩm này. Suy cho cùng, MVP chỉ là một sản phẩm khả thi tối thiểu và rất có thể doanh nghiệp sẽ phải liên tục cải tiến nó trong suốt cuộc hành trình của mình.
Khi xây dựng và phát triển MVP, bạn cần bắt đầu với những thứ đơn giản nhất, những gì bạn đang thử nghiệm với MVP chính là các giải pháp (Solutions) chứ không phải là những chức năng chi tiết (Functions) mà nó cần có. Chìa khoá ở đây là hãy tập trung vào các giả thuyết ban đầu.
Ứng dụng gọi xe Gojek là một ví dụ điển hình về cách tiếp cận này. Khi mới bắt đầu, Gojek không có ứng dụng (App) – nó chỉ là một trung tâm cuộc gọi với với một số ít các tài xế. Tuy nhiên, những thứ đơn giản này đủ để chứng minh rằng có nhu cầu về một dịch vụ cho phép người dùng gọi Gojek thay vì là Taxi hay Xe ôm truyền thống.
Chiến thuật phát triển MVP: lặp đi lặp lại liên tục
Với MVP trong tay, bạn nên lặp lại nhiều lần dựa trên phản ứng của người dùng. Tiếp tục thu thập phản hồi và thử nghiệm các thay đổi vì đó là cách duy nhất để tìm ra cách xây dựng thứ gì đó mà mọi người cần và yêu thích. Mục tiêu ở đây là tạo ra một phần mềm sản phẩm khả thi tối thiểu với các tính năng cơ bản chỉ để kiểm tra mức độ phù hợp của sản phẩm với thị trường và thu được kết quả đáng kể.
Lưu ý rằng giai đoạn nghiên cứu không nên kết thúc khi quá trình phát triển MVP bắt đầu. Nó nên đi song song.
Chiến thuật phát triển MVP quan trọng: lựa chọn người đồng hành đáng tin cậy
Cuối cùng, chiến thuật phát triển MVP mà doanh nghiệp cần lưu ý, đó là hãy lựa chọn đơn vi cung cấp dịch vụ phát triển sản phẩm MVP đáng tín cậy. Một đơn vị có kinh nghiệm về công nghệ thông tin, đồng thời có quy trình làm việc lâu năm với nhiều Startup chính là lựa chọn bạn nên cân nhắc.
Twendee là doanh nghiệp công nghệ thông tin tại Việt Nam, sở hữu đội ngũ chuyên viên lập trình chuyên sâu về các nền tảng công nghệ, đặc biệt là blockchain. Xuất phát điểm từ startup đi lên, Twendee có nhiều kinh nghiệm trong quá trình làm việc và đặc thù của các đơn vị doanh nghiệp nhỏ, hạn chế về nguồn lực.
Dịch vụ MVP được Twendee phát triển dựa trên nhu cầu xây dựng các sản phẩm hoàn chỉnh với mức chi phí và nhân lực thấp nhất, trong thời gian hạn hẹp nhằm giúp thu hút các nhà đầu tư.
Tìm hiểu kỹ hơn về các gói MVP, với giá trị tài trợ lên tới $20.000 tại: https://startup.twendeesoft.com/
chiến thuật MVPdịch vụ phát triển MVPMVPMVP twendeesản phẩm MVP
What do you think?