MVP là gì? MVP là một thuật ngữ phổ biến trong các tựa game và kinh doanh, đặc biệt là đối với các công ty khởi nghiệp. Hãy cùng Twendee tìm hiểu về MVP trong bài viết dưới đây.
MVP là gì?
MVP là chữ viết tắt của Minimum viable product, nghĩa là “sản phẩm khả dụng tối thiểu”. Đây là phiên bản đầu tiên của sản phẩm mới mà doanh nghiệp cho ra mắt thị trường, với các tính năng tối thiểu nhất, để startup có thể nhanh chóng tiếp cận những khách hàng đầu tiên và nhận phản hồi nhiều nhất từ khách hàng, với ít nỗ lực nhất.
MVP thường được sử dụng bởi các công ty khởi nghiệp hoặc các doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới. Các sản phẩm MVP thường được sản xuất và thử nghiệm ở quy mô nhỏ.
Sản phẩm dùng thử, Product Demo hay phiên bản tinh gọn đều là những khái niệm hay ví dụ điển hình của MVP. Một bản MVP được xem là thành công khi nó có được một số tính năng tối thiểu để phục vụ người dùng. Bên cạnh đó, các tính năng đó phải thuyết phục được người dùng sẽ mua bản chính thức khi nó ra mắt.
Chẳng hạn, có nhiều khách hàng có nhu cầu muốn di chuyển nhanh hơn. Hợp lý nhất là bán cho họ một chiếc ô tô, tuy nhiên, quy trình sản xuất một chiếc ô tô tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền của. Thay vì vậy, bạn bắt đầu với một sản phẩm khả dụng tối thiểu, đó là một chiếc ván trượt. Nó sẽ giúp khách hàng giải quyết được vấn đề cơ bản là di chuyển nhanh hơn. Sau khi xác thực được rằng khách hàng thực sự có nhu cầu mua một phương tiện di chuyển, bạn sẽ tiến hành cải tiến sản phẩm liên tục, giúp khách hàng ngày càng di chuyển nhanh hơn nữa.
Lí do startup nên bắt đầu với MVP thay vì một sản phẩm hoàn chỉnh?
MVP giúp tăng khả năng thành công của dự án
Mới đây, CB Insights – công ty chuyên cung cấp dịch vụ tổng hợp, phân tích và báo cáo dữ liệu đã thực hiện một nghiên cứu về 20 lý do hàng đầu khiến các startups thất bại. Một con số đáng sợ cho thấy 42% là do “No Market Need” hay “không có nhu cầu thị trường” hay 29% startup thất bại vì “Run Out Of Cash”.
Bí quyết để xây dựng được một MVP tốt là việc họ hỏi. Nếu bạn có ý tưởng về một sản phẩm mới nhưng bạn không biết rằng mọi người có cần nó không? MVP sẽ giải đáp thắc mắc, nó giúp bạn có thể sớm kiểm chứng thị trường, nhận được những phản hồi thực tế từ những khách hàng tiềm năng. Bạn sẽ sớm biết được sản phẩm của mình đã đi đúng hướng chưa, cần điều chỉnh những gì, tính năng nào thu hút khách hàng sử dụng hay thậm chí là phải thay đổi mô hình kinh doanh. MVP giúp tăng khả năng thành công của dự án bởi việc không ngừng học hỏi và kiểm chứng giúp bạn xây dựng một sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Điều quan trọng thứ hai là ít nỗ lực nhất. Vỡi những nguồn lực ít ỏi, việc xây dựng số lượng tính năng lớn trong thời gian đầu khiến các startup nhanh chóng sử dụng hết nguồn lực tài chính, thậm chí không còn ngân sách để tung sản phẩm ra thị trường. Bằng cách cho ra mắt sản phẩm ít tính năng nhất có thể, với ít nguồn lực nhất, bạn có thể tránh trường hợp nếu chẳng may MVP không được đón nhận thì bạn vẫn còn nhiều nguồn lực để thay đổi.
MVP mang tới rất nhiều ưu điểm tuyệt vời cho các startup:
- Giảm khối lượng công việc phải làm lại
- Giảm chi phí phát triển sản phẩm ban đầu
- Hạn chế việc phải làm lại sản phẩm
- Tốc độ kiểm chứng thị trường nhanh
- Giảm thiểu rủi ro
- Thu được tiền từ rất sớm
MVP giúp startup thu hút các nhà đầu tư
Hầu như rất ít các nhà đầu như chọn chi tiền cho một ý tưởng hoặc một sản phẩm nguyên mẫu mà họ cần một sản phẩm thực sự. MVP chính là sản phẩm lý tưởng nhất. Chỉ cần có khách hàng chịu trả tiền cho bản MVP của bạn, các nhà đầu tư chắc chắn sẽ sớm “xuống tiền” cho startup của bạn.
Vai trò của MVP đối với startup
- MVP là công cụ hỗ trợ giúp startup nghiên cứu nhu cầu của thị trường, kiểm tra các giả thuyết mà bạn đặt ra khi bắt đầu cho sự khởi nghiệp. Nếu quá trình này thành công, bạn có thể tiến hành các bước tiếp theo như bổ sung thêm nhân lực, cải tiến sản phẩm cho các lần thử nghiệm tiếp theo. Nhờ đó, sản phẩm của bạn ngày càng hoàn chỉnh hơn.
- MVP giúp bạn nhận được phản hồi từ người dùng sản phẩm. Ở bước thử nghiệm sản phẩm này, bạn cần theo dõi, phân tích các phản hồi từ người dùng qua đó rút ra được kinh nghiệm để sửa lỗi, bổ sung các tính năng mới và cải thiện sản phẩm. Trong quá trình cho khách hàng sử dụng sản phẩm, bạn có thể thu hút được lượng khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp.
- Khi tung ra một sản phẩm khả dụng tối thiểu, nó có thể hợp lệ hóa rằng đó là sản phẩm của bạn. Bạn sẽ được công nhận là người đầu tiên nghĩ ra sản phẩm đó.
- Bạn cũng có thể kinh doanh MVP nếu nó phù hợp với nhóm khách hàng không cần yêu cầu cao về các tính năng khác.
Ý nghĩa thuật ngữ MVP trong các lĩnh vực khác nhau
MVP trong kinh doanh
Mô hình MVP còn được gọi với cái tên khác là MVP Model hay MVP Frameworks. Khái niệm này mô tả những công thức, cách thức hoặc quy trình thực hiện MVP, bao gồm thử nghiệm, kỹ thuật xây dựng, phát triển sản phẩm của doanh nghiệp.
MVP trong game
Trong lĩnh vực Game, MVP là viết tắt của cụm từ Most Valuable Player hoặc Most Valueable Professional. Đây là danh hiệu dành cho người chơi có thành tích xuất sắc khi tham gia mọt ván game. Dù team của bạn chơi thắng hay thua thì trong đội của bạn vẫn có một người đạt được danh hiệu này.
MVP trong công nghệ Mobile App
MVP trong lĩnh vực Mobile App cũng khá tương đồng với Startup. Hầu hết các doanh nghiệp trước khi tung bản chính thức ra thị trường sẽ ra mắt MVP. Từ đó, doanh nghiệp sẽ thu nhận các phản hồi từ người dùng để dựng phiên bản hoàn thiện.
Muốn đạt được MVP trong lĩnh vực Mobile App, các doanh nghiệp cần phải lập được cho mình một bản kế hoạch chi tiết. Đồng thời, cũng cần thực hiện lần lượt theo từng bước cụ thể dưới đây:
Bước 1: Tìm hiểu xem sản phẩm MVP mình sắp kinh doanh có phổ biến hay không? Sau đó, phân tích đối thủ cạnh tranh để thiết lập sản phẩm của mình hấp dẫn hơn.
Bước 2: MVP cần thiết kế phù hợp để sản phẩm mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng
Bước 3: Doanh nghiệp cần nêu các lợi ích và khó khăn khi sử dụng sản phẩm MVP. Chiến thuật này giúp doanh nghiệp xác định tiềm năng tăng giá của Mobile App khi ra mắt chính thức.
Bước 4: Doanh nghiệp cần tọ danh sách về các tính năng mà Mobile App sẽ có. Sau đó bắt đầu tổ chức, phát triển các tính năng để đảm bảo tính đơn giản cho MVP.
Bước 5: Sau khi MVP được tung ra thị trường, doanh nghiệp nên dựa vào đánh từ người dùng để đánh giá sản phẩm của mình đang tốt và không tốt ở điểm nào. Việc cải thiện, chỉnh sửa sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra sản phẩm chính thức chất lượng nhất.
MVP của Microsoft
Tại Microsoft, MVP mang ý nghĩa là các cá nhân sẽ không trực tiếp làm việc tại văn phòng của Microsoft. Họ chỉ là những người có đóng góp lớn, quan trọng đối với sự phát triển về công nghệ của hãng.
Để có thể trở thành một MVP cho Microsoft, mỗi cá nhân cần có thời gian trải nghiệm nhiều thứ để tích lũy kinh nghiệm. Trong đó, bao gồm cả việc tham gia hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm bản thân trên các kênh Youtube. Đồng thời, cá nhân MVP đó cũng phải có trách nhiệm kết nối nhân viên tại Microsoft với các MVP khác lại với nhau.
Sau khi đạt được danh hiệu MVP do Microsoft công nhận, cần phải làm việc thật chăm chỉ và thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân trong 1 năm. Điều này sẽ giúp cho cá nhân có thể giữ vững được danh hiệu cho bản thân và sở hữu hồ sơ đẹp khi làm việc tại đây.
MVP của Facebook
Trước khi có được thành công vang dội như hiện tại, năm 2004, Mark Zuckerberg đã giới thiệu đến người dùng một bản MVP thử nghiệm có tên là thefacebook. Ban đầu, bản MVP này chỉ hoạt động giống như một mạng xã hội dành riêng cho sinh viên của trường Đại học Harvard. Trong vòng một tháng, nửa số sinh viên Harvard đã đăng ký trở thành thành viên của thefacebook. Đến tháng 3, website mở rộng sang các trường đại học ở Yale, Columbia và Stanford. Cùng những người bạn học của mình, Mark quyết định phát triển trang mạng xã hội theo hướng kinh doanh.
Sau khi thấy được độ phổ biến và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của của thefacebook, Mark quyết định cải tiến, mở rộng quy mô của nó. Đương nhiên, hành động này hoàn toàn đúng đắn và minh chứng rõ nhất đó là sự phát triển của Facebook bây giờ.
MVP của Airbnb
Mô hình MVP của Airbnb được hình thành theo cách khá ngẫu nhiên. Lúc đầu, nhà sáng lập của Airbnb thắc mắc “Việc khách hàng trả tiền để có thể ở trong nhà của người xa lạ liệu có tốt hơn khi thue khách sạn?”. Để có thể giải đáp được những băn khoăn của mình, những nhà sáng lập đã quyết định chụp hành các căn hộ đang có sẵn, sau đó đăng tải chúng lên một website có giao diện đơn giản để chạy quảng cáo về dịch vụ cho thuê.
Kết quả nhận lại đó là lượng khách hàng đặt thuê phòng thông qua trang web tăng lên chóng mặt. Điều này khiến cho các nhà sáng lập đưa ra quyết định hoàn thiện website Airbnb trong thời gian ngắn. Cho đến thời điểm hiện tại, Airbnb đã trở thành một website tiện lợi nhất trong lĩnh vực đặt phòng, sở hữu nhiều tính năng và công cụ tuyệt vời.
MVP của Twitter
MVP tiền thân của Twitter chỉ là một nền tảng Podcasting có tên là Odeo. Tuy nhiên, chỉ mới hoạt động được một thời gian ODeo đã mất dần thị phần bởi sự ra mắt của iTunes. Đó là lúc công ty cần thay đổi cách thức hoạt động để không phá sản. Sau một cuộc hackathon, Odeo đã chuyển biến thành twttr.
Lúc đầu, twttr được thiết kế dành cho người dùng nội bộ tại Odeo như một phương tiện để các nhân viên trao đổi tin nhắn. Sau đó, nhân viên của họ đã phải trả những hóa đơn điện thoại khổng lồ do hoạt động của họ trên nền tảng này. Thấy được tiềm năng thị trường của nó, năm 2006, twttr đã đổi tên thành Twitter và ngày càng trở nên phổ biến sau khi được ra mắt công chúng.
MVP của Dropbox
Bất kì ai muốn lưu trữ dữ liệu đám mây một cách an toàn chắc hẳn đã nghe nói về ứng dụng Dropbox. MVP của Dropbox chủ yếu tập trung vào việc thu hút đến sự quan tâm của người dùng trước khi tung ra thị trường sản phẩm thật.
Ban đầu, các nhà sáng lập không thực sự quan tâm đến việc xây dựng một dịch vụ trực tuyến với tính năng có tính tin cậy và mức độ khả dụng cao. Họ chỉ đơn giản ghi lại một đoạn video dài ba phút giới thiệu về cách thức hoạt động của Dropbox và thu thập email của các khách hàng tiềm năng. Kết quả là có tới hơn 75000 người đăng kí sử dụng dịch vụ của Dropbox trong vòng một ngày. Chính điều này đã củng cố sự tin của nhà sản xuất Dropbox và họ đã quyết định bắt tay vào xây dựng nên Dropbox thành công vang dội đến ngày nay.
MVP của Groupon
Khi mới ra mắt, Groupon chỉ là một trang blog WordPress mang tên The Point. The Point hoàn toàn khác biệt so với Groupon ngày nay. Tuy rằng, nó đã thất bại nhưng cũng đã cung cấp những kiến thức sâu sắc hơn về thị trường cho các nhà phát triển.
Sau đó, họ tập trung vào việc cung cấp các giao dịch dưới dạng bài đăng trên blog WordPress và nó trở nên phổ biến hơn. Điều này giúp cho các nhà sáng lập đã dần định hướng nó thành sự kết hợp giữa giao diện điện thoại di động và website và không ngừng đổi mới sản phẩm trong quá trình hoạt động để cung cấp cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất.
Ở bài viết này, Twendee đã cung cấp cho bạn đọc những kiến thức tổng quan về MVP và ý nghĩa của nó trong từng lĩnh vực khác nhau. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có được một MVP đem lại nhiều hiệu quả.
MVPMVP productMVP service
What do you think?