Thời gian qua thị trường blockchain đã có giai đoạn thăng hoa nhưng cũng không ít sóng gió. Hãy cùng Twendee điểm qua một vài xu hướng blockchain 2023 nhé!
Blockchain là gì?
Blockchain là gì? Đây là công nghệ chuỗi – khối cho phép chúng ta truyền tải và lưu trữ thông tin một cách an toàn, nhanh chóng trên hệ thống mã hóa phức tạp. Có thể hiểu đơn giản, Blockchain có chức năng tương tự như cuốn sổ cái kế toán của các doanh nghiệp.
Đây là công nghệ mới, giúp cải thiện được rất nhiều những mặt hạn chế của cách lưu trữ và trao đổi thông tin truyền thống. Chính vì lí do này, blockchain đã trở thành một công cụ quan trọng trong hầu hết các ngành công nghiệp và ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: kinh tế tài chính, giáo dục, nông nghiệp, công nghiệp, lĩnh vực giải trí, y tế hay giáo dục…
Với những lợi ích mà công nghệ Blockchain mang lại, liệu năm 2023 blockchain còn duy trì được vị trí của nó trên thị trường công nghệ đầy biến động này không? Và có những xu hướng blockchain 2023 nào hứa hẹn sẽ làm nên chuyện trong năm nay?
Một số xu hướng blockchain 2023
Web 3.0 sẽ kết thúc “mùa đông” tiền mã hóa
“Mùa đông” tiền mã hóa là thuật ngữ dùng để chỉ giai đoạn ảm đạm của thị trường tiền số, khi giá các đồng coin liên tục giảm và khó phục hồi trong thời gian dài. Cùng với đó là hàng loạt tin xấu xuất hiện như trộm cắp, lừa đảo và các lệnh cấm của các nhà quản lý.
Năm 2022 vừa qua là một năm đầy thách thức đối với blockchain và Web 3.0. Các công nghệ này bị ảnh hưởng nặng nề bởi những sự kiện tiêu cực như vụ sụp đổ của Terra – LUNA, bê bối xung quanh người sáng lập Sam – Bankman Fried và sàn giao dịch tiền mã hóa FTX.
Ông Alex Onufriychuk, người đứng đầu bộ phận phát triển của nền tảng huy động vốn từ cộng đồng âm nhạc dựa trên blockchain Corite, cho biết: “Trong năm 2022, tôi đã thấy nhiều công ty Web 2.0 chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hóa và cải tiến công nghệ blockchain bằng cách thêm NFT nào các dịch vụ của họ”. Việc áp dụng hàng loạt các yếu tố Web 3.0 bởi các công ty Web 2.0 kể trên được dự đoán sẽ là chìa khóa cho “mùa hè” tiền mã hóa. Khi quá trình chuyển đổi này tăng tốc, việc thiết kế giao diện và trải nghiệm trực quan hơn cho người dùng sẽ đồng thời được các công ty quan tâm hơn.
Bên cạnh đó, ông Vlad Shavlidze, người sáng lập và Giám đốc điều hành của xDAO, chia sẻ: “Việc áp dụng các yếu Web 3.0 của các công ty Web 2.0 truyền thống sẽ bắt đầu với 3 yếu tố chính, đó là tính đơn giản, bảo mật và khả năng ứng dụng”. Xu hướng này không những phát triển dựa vào các yếu tố trên mà nó còn kế thừa một số tính năng tốt nhất từ các dịch vụ Web 2.0.
Các tổ chức tự trị phi tập trung
DAO (Decentralized Autonomous Organization) hay tổ chức tự trị phi tập trung được cho là sẽ là xu hướng phát triển quan trọng nhất của năm 2023. Alien Worlds là một nền kinh tế mô phỏng, nơi người chơi cạnh tranh để giành lấy nguồn tài nguyên khan hiếm, Trilium (TLM), người chơi sử dụng TLM để nâng cao sức mạnh trong game bằng cách stake và bỏ phiếu trong các Tổ chức Tự trị Phi tập trung của Hành tinh (Planet DAOs). Alien Worlds đã cho phép người chơi được bầu vào hội đồng quản trị và được tham gia vào việc quyết định hay giám sát việc chi tiêu ngân quỹ.
Trong năm 2023 này, tổ chức tự trị phi tập trung được nhận định rằng sẽ đưa ra cách giải quyết các vấn đề hiện tại về tập trung hóa và thiếu minh bạch trong ngành công nghiệp tiền mã hóa. Tại sao DAO ngày càng nhận được nhiều sự chú ý như vậy? Sức nặng ngày càng lớn của việc phi tập trung hóa có thể lí giải câu hỏi trên. Các tổ chức tài chính truyền thống và chính phủ các nước có nhiều biện pháp kiểm soát người dùng. Các ông lớn trong nhiều lĩnh vực có quá nhiều quyền lực và đang có xu hướng lạm dụng sức mạnh của mình. Điều này là tác nhân thôi thúc người dùng vượt ra khỏi những hạn chế và lấy lại những quyền lợi thuộc về mình. Bên cạnh đó, Crypto ngày càng thu hút nhiều giá trị cũng là một trong những nguyên nhân làm cho DAO ngày càng nhận được nhiều sự chú ý. Từ DeFi cho đến NFT và các lĩnh vực như âm nhạc, giải trí… Crypto đang thu hút một lượng giá trị có tốc độ tăng trưởng nhanh. Để tận dụng những lợi thế này dễ dàng hơn, việc tạo ra các DAO với sự tham gia của nhiều bên sẽ giúp bổ trợ lẫn nhau, từ nguồn vốn, kinh nghiệm, quan hệ và nhiều yếu tố khác.
Sự phát triển của các công cụ cho phép DAO được ứng dụng trong sản xuất hàng hóa kinh tế hữu ích. Chẳng hạn như công cụ tài chính cho bảng lương, nền tảng quản trị và phần mềm cộng tác dựa trên blockchain…
Trí tuệ nhân tạo (AI)
Sự ra đời của ChatGPT sẽ tạo ra bước ngoặt lớn khi AI và blockchain có thể phối hợp nhịp nhàng với nhau. Blockchain tìm kiếm sức mạnh và năng lượng để vận hành một mạng máy tính. Trong khi đó, AI sử dụng công nghệ máy học để thúc đẩy hiệu suất, hiệu quả và độ chính xác của dữ liệu.
Cơn sốt ChatGPT với 1 triệu người dùng chỉ trong vòng 1 tuần thử nghiệm với khả năng cho phép người dùng tương tác với trợ lý ảo bằng ngôn ngữ tự nhiên với phạm vi trao đổi không giới hạn. Điều này đã biến AI trở thành xu hướng công nghệ được mong chờ nhất năm 2023. AI sử dụng các thuật toán thông minh để tối ưu các đề xuất thích hợp nhất tới người dùng. Một trong những ảnh hưởng mạnh mẽ của AI vào năm 2023 là sự tác động tới thị trường lao động. Mặc dù AI chắc chắn sẽ khiến một số công việc biến mất, nhưng nó cũng tạo ra nhiều việc làm mới thay thế. Các nhà tuyển dụng sẽ có trách nhiệm cân nhắc nhiều hơn về sự tác động của AI đối với tương lai việc làm và tạo điều kiện để lực lượng lao động sử dụng tối đa các công cụ sẵn có để bắt kịp tốc độ phát triển của AI.
DeFi 2.0
DeFi 2.0 hay tài chính phi tập trung là phiên bản nâng cấp của DeFi, giúp khắc phục những điểm yếu và tối ưu những lợi thế của DeFi hiện tại. Chẳng hạn, sàn giao dịch phái sinh 100% trên DeFi, tốc độ xử lí được cải thiện hơn và an toàn hơn so với DeFi 1.0.
Sự cải tiến của DeFi 2.0 bắt đầu xuất hiện 1 thuật ngữ mới là Real yield (lợi nhuận thực tế). Real yield trong DeFi bắt nguồn từ khái niệm real yield trong tài chính, trong đó, real yield được đo lường bằng lợi tức danh nghĩa trừ đi lạm phát. Ví dụ, nếu một trái phiếu mang lại lợi nhuận 7% và lạm phát tăng lên đến 5% trong suốt thời gian tồn tài của trái phiếu, thì lợi suất thực tế của trái phiếu là 2%.
Gaming
Việc giao dịch trực tuyến sử dụng tiền mã hóa mang lại cho các game thủ sự tiện lợi và đơn giản, nó giúp họ sẵn sàng tham gia vào các trò chơi dựa trên blockchain. Ngày càng có nhiều tựa game chất lượng cao xuất hiện trên thị trường, điều này đồng nghĩa với việc công nghệ blockchain sẽ nhận được nhiều sự chú ý hơn. Xu hướng này có thể sẽ được chứng minh rõ ràng hơn vào năm 2023 và có thể kéo dài đến tận năm 2024.
Bên cạnh đó, sự trỗi dậy của Metaverse cũng giúp cho số lượng người dùng tiền mã hóa tăng. Metaverse về cơ bản là một thế giới ảo được chia sẻ mang đến trải nghiệm của những người dùng nhập vai. Một trong những yếu tố quan trọng trong thiết kế metaverse là phân quyền, điều này sẽ cho phép tính minh bạch và truy cập liền mạch vào metaverse. Ngoài ra, metaverse cũng dựa vào các khả năng của blockchain để đảm bảo các đặc quyền quản trị của người dùng cùng với nguồn gốc có thể xác minh được.
Xu hướng blockchain 2023 sẽ tập trung phần lớn vào hỗ trợ cho metaverse của các công ty công nghệ lớn. Việc áp dụng các trò chơi metaverse như The Sandbox và các dự án blockchain mới đang phát triển trong metaverse sẽ bùng nổ mạnh mẽ trong năm 2023. Ngoài ra, người ta cũng có thể tìm kiếm các cửa trò chơi metaverse cung cấp các lợi ích độc quyền như cơ hội đầu tư và xã hội.
Giám sát và theo dõi vắc xin bằng Blockchain
Giống như năm 2021, việc phòng chống đại dịch Covid và phục hồi nền kinh tế toàn cầu vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu trong năm 2023. Các nhận định cho thấy xu hướng blockchain 2023 sẽ phát huy hết tất cả các tiềm năng của chúng để ứng dụng vào quá trình sản xuất, phân phối và theo dõi vắc xin.
Mối lo ngại về việc sản xuất và bán vắc xin không rõ nguồn gốc tạo ra một vấn đề phức tạp trong việc kiểm soát một đại dịch toàn cầu. Trong những trường hợp như vậy, công nghệ blockchain không những có thể đóng vai trò như một công cụ để xác minh tính xác thực của các lô vắc xin một cách hiệu quả mà nó còn có thể giúp theo dõi việc phân phối vắc xin để đảm bảo rằng vắc xin đến được đúng các vị trí mong muốn. Xu hướng blockchain 2023 đối với việc sản xuất và phân phối vắc xin sẽ là xác minh tính toàn vẹn của vắc xin tại nhiều vị trí khác nhau trong chuối cung ứng. Ví dụ, công nghệ blockchain có thể giúp đảm bảo việc bảo quản các lô vắc xin nhất quán ở nhiệt độ thích hợp.
Xử lí môi trường
Công nghệ Blockchain không chỉ được ứng dụng trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục và tài chính mà trong năm nay, xu hướng blockchain 2023 còn tập trung vào việc giới thiệu một blockchain xanh được sử dụng để giải quyết và quản lý các vấn đề môi trường đang trong tình trạng cấp bách hiện nay.
Tái chế
Chương trình tái chế rác thải dựa trên công nghệ blockchain hoạt động thông qua mã hóa. Những người tham gia vào chương trình này có thể được thưởng về mặt tài chính dưới dạng tiền mã hóa. Ngoài ra, họ còn dễ dàng theo dõi các dữ liệu và số liệu khác nhau như khối lượng, chi phí và lợi nhuận để đánh giá tác động của chương trình.
Social Plastic, hay còn gọi là Ngân hàng Nhựa (Plastic Bank), là một ví dụ về dự án khuyến khích việc tái chế bằng cách thiết lập các trung tâm thu gom trên khắp các quốc gia thuộc Thế giới thứ Ba (third-world countries), nơi mọi người có thể đổi rác thải nhựa để lấy token. Những người tham gia Plastic Bank thu về khoản lãi cao nhất đối với các chai nhựa so với thị trường địa phương, họ còn có cả tiền thưởng.
Năng lượng
Lưới điện truyền thống có tính tập trung cao nên nó có thể dẫn đến việc phân phối năng lượng không đồng đều và kém hiệu quả. Thứ nhất, nó có thể dẫn đến tình trạng thặng dư không được sử dụng ở những khu vực khá giả trong khi ở những khu vực kém khá giả hơn lại thiếu hụt lớn. Thêm vào đó, chi phí lắp đặt các nhà máy điện vô cùng tốn kém, và một lần nữa sẽ dẫn đến việc phân phối không đồng đều. Một mạng lưới blockchain ngang hàng sẽ phủ nhận nhu cầu truyền tải điện trên một khoảng cách xa, do đó sẽ giảm hao hụt năng lượng trên đường đi. Những người lặp đặt hệ thống năng lượng tái tạo nhờ công nghệ blockchain được phép chọn hưởng lợi trực tiếp từ bất kỳ khoản đầu tư nào mà họ đã thực hiện.
Power Ledger là một minh chứng điển hình cho điều này, công ty có trụ sở tại Úc được thành lập vào năm 2016. Công ty này cung cấp một nền tảng giao dịch năng lượng để bán và mua năng lượng tái tạo phi tập trung.
Thuế carbon
Kiểm soát lượng khí thải carbon của mỗi hoạt động sản xuất hàng hóa là một cách ứng dụng blockchain vào việc bảo vệ môi trường. Công việc này có thể được thực hiện dễ dàng và an toàn thông qua blockchain. Blockchain cũng có thể được sử dụng để tạo ra một hệ thống danh tiếng bất biến (immutable reputation system). Điều này có thể được sử dụng để đo độ danh tiếng của các công ty dựa trên cách họ đang cố gắng giảm lượng khí thải carbon của mình.
Một khía cạnh khác cũng cần được chú ý là khả năng theo dõi, ghi chép và giám sát dữ liệu phát thải. Ví dụ như “token hóa CO2”, mã này có thể được đúc và sẵn sàng giao dịch sau khi được kiểm chứng bởi một bên xác nhận. Mã cũng có thể bị đốt nếu chủ sở hữu chọn sử dụng nó để bù đắp lượng khí thải carbon.
Với việc áp dụng công nghệ blockchain, doanh nghiệp khó thực hiện hành vi gian lận khí thải carbon hơn vì chính phủ có thể dễ dàng theo dõi khí thải trong thời gian thực. Xu hướng blockchain 2023 sẽ giúp các bên liên quan sử dụng hiệu ứng cộng đồng, chuyển đổi nỗ lực cá nhân thành nỗ lực cộng đồng để thúc đẩy biến đổi hơn nữa nhằm chống lại biến đổi khí hậu và hướng tới phát triển bền vững.
Có thể nói, công nghệ Blockchain giúp định hình tương lai của mọi ngành nghề, lĩnh vực trong cuộc sống. Thông qua bài viết này, Twendee hy vọng bạn sẽ có một cái nhìn toàn cảnh về xu hướng blockchain 2023.
What do you think?